ViewSonic Library > Giáo dục > CÔNG NGHỆ TRONG LỚP HỌC > 6 yếu tố giúp bạn chọn mua máy chiếu phù hợp nhất trong giảng dạy

6 yếu tố giúp bạn chọn mua máy chiếu phù hợp nhất trong giảng dạy

Chọn dòng máy chiếu phù hợp sẽ giúp hiệu quả giảng dạy đạt tối đa, đồng thời tiết kiệm được chi phí, thời gian bỏ ra. ViewSonic sẽ đề cập đến 6 yếu tố để chọn máy chiếu trong giảng dạy, đồng thời đưa ra gợi ý thực tế, giúp bạn dễ dàng lựa chọn. Cùng tìm hiểu cách chọn mua máy chiếu trong giảng dạy nhé! 

1. Xác định nhu cầu sử dụng máy chiếu

Cách chọn mua máy chiếu trong giảng dạy cho các lớp học thông minh, đầu tiên phải xác định được nhu cầu vì mọi nhu cầu sử dụng máy chiếu ở các cấp học là khác nhau, vì vậy nên xác định được đúng nhu cầu để lựa chọn thiết bị có cấu hình, tính năng phù hợp, ví dụ: 

  • Cấp bậc mầm non: Máy chiếu chỉ cần chiếu được hình ảnh, video để các bé học tập, vui chơi một cách thoải mái, vì vậy không cần đầu tư loại có nhiều tính năng. Cấu hình máy nên ở dạng thấp hoặc trung bình, đơn giản để tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí những tính năng không dùng tới. 
  • Cấp bậc Tiểu học – Trung học: Đây là thời điểm học sinh thích chạy nhảy, hoạt động, vì vậy nên lựa chọn loại máy chiếu có nhiều tính năng hoặc loại hỗ trợ tương tác thông minh. Qua đó giáo viên có thể tạo ra nhiều bài học trực quan, thú vị, các hoạt động nhóm, trò chơi học tập,… để tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
  • Cấp bậc Đại học: Ở đại học đòi hỏi sinh viên thuyết trình và thảo luận nhiều, vì vậy nên ưu tiên những máy có cấu hình phục vụ tốt cho việc trình chiếu, có tích hợp với hệ thống âm thanh để nội dung thuyết trình được truyền tải hiệu quả nhất. 
Ở cấp bậc Tiểu học - Trung học, bạn nên chọn máy chiếu tương tác

Ở cấp bậc Tiểu học – Trung học, bạn nên chọn máy chiếu tương tác để tạo ra nhiều bài học thú vị, giúp thu hút học sinh.

Xem ngay: Mô hình giáo dục thông minh: Khái niệm, ưu điểm vượt trội 

2. Xác định diện tích phòng chiếu

Cách chọn mua máy chiếu trong giảng dạy cần lưu ý kích thước máy chiếu, cần đảm bảo người ngồi ở hàng ghế cuối cùng trong phòng học vẫn có thể quan sát được bài giảng dễ dàng. Loại kích thước phù hợp cho từng cấp học là:

  • Cấp bậc mầm non: Quy mô lớp học thường nhỏ, vì vậy chỉ cần lựa chọn kích thước trung bình để tiết kiệm chi phí. 
  • Cấp bậc Tiểu học – Trung học: Lớp học vẫn tương đối nhỏ, vì vậy chỉ nên lựa chọn máy chiếu có kích thước trung bình.
  • Cấp bậc Đại học: Các lớp lý thuyết ở đại học thường sẽ được sắp xếp trong các giảng đường lớn, vì vậy nên lựa chọn các loại máy chiếu có kích thước lớn để sinh viên dễ quan sát.  
Các lớp ở Đại học thường được sắp xếp trong giảng đường lớn

Các lớp ở Đại học thường được sắp xếp trong giảng đường lớn, vì vậy cần máy chiếu có kích thước lớn.

3. Kiểm tra cấu hình máy chiếu

Cấu hình là một yếu tố cần lưu ý khi tìm mua máy chiếu, vì sẽ ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm học tập của học sinh, cần nắm rõ các thông số dưới đây. 

  • Độ sáng: Chỉ số lumen càng cao thì máy chiếu sẽ càng sáng, bạn cần căn cứ vào số lượng người và kích thước phòng học để chọn chỉ số lumen phù hợp, cụ thể: 
    • 2000 – 3000 lumen: Thích hợp cho phòng học nhỏ, từ 20 – 30 người.
    • 3000 – 5000 lumen: Thích hợp cho các phòng học lớn, khoảng 50 người.
    • 5000 – 6000 lumen: Phù hợp cho các giảng đường chứa khoảng 100 – 150 người và có đèn sáng.
  • Độ phân giải: Độ phân giải ảnh hưởng đến độ nét và trong của hình ảnh, cách chọn độ phân giải là:
    • Cấp mẫu giáo, tiểu học: Nên chọn độ phân giải SVGA (800×600 pixel) vì có thể đáp ứng nhu cầu xem phim nhưng sẽ xuất hiện tình trạng “răng cưa” nếu trình chiếu PowerPoint hoặc đồ họa. 
    • Cấp trung học, đại học: Nên chọn độ phân giải XGA (1024×768 pixel) vì giúp trình chiếu tài liệu, PowerPoint, đồ họa tốt, thích hợp với hình thức học tại các cấp học này. 
  • Độ tương phản: Độ tương phản biểu diễn bằng tỷ số giữa vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh từ máy chiếu. Bạn nên chọn độ tương phản từ 4000:1 trở lên để có hình ảnh trong, mượt. Phòng học càng sáng thì nên chọn độ tương phản càng cao. 
  • Khả năng tương tác: Với dòng máy chiếu thông minh, bạn còn cần kiểm tra khả năng tương tác, nhận diện cảm ứng của máy chiếu. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên chọn loại máy hỗ trợ tương tác đa điểm để giúp nhiều học sinh có thể cùng tham gia. 
chọn loại có hỗ trợ cảm ứng đa điểm

Nếu lựa chọn máy chiếu tương tác, bạn nên ưu tiên chọn loại có hỗ trợ cảm ứng đa điểm.

4. Xác định ngân sách cho mua máy chiếu

Cơ sở giáo dục nên xác định ngân sách tối đa được dùng để mua máy chiếu, từ đó giúp xác định phân khúc giá phù hợp, tránh việc tốn thời gian lựa chọn nhưng giá máy chiếu lại vượt quá ngân sách. 

Cơ sở giáo dục cần xác định ngân sách

Cơ sở giáo dục cần xác định ngân sách để hướng đến loại máy có phân khúc giá phù hợp.

5. Xem xét đến cổng kết nối máy chiếu

Cổng kết nối máy chiếu ảnh hưởng đến khả năng kết nối với các thiết bị khác cũng như với cơ sở hạ tầng của từng phòng học, ví dụ:

  • Với các loại máy chiếu hỗ trợ nhiều cổng và kết nối Wifi: Loại máy này có thể kết nối với nhiều thiết bị khác qua dây cáp hoặc Wifi, vì vậy sẽ phù hợp với tất cả các phòng học.
  • Với máy chiếu truyền thống: Loại máy này chỉ được kết nối qua dây cáp, vì vậy cơ sở giáo dục sẽ cần bỏ thêm chi phí để lắp đặt dây cáp, gây bất tiện và tốn kém. 
Máy chiếu truyền thống sẽ đòi hỏi phòng học phải lắp đặt dây cáp.

Máy chiếu truyền thống sẽ đòi hỏi phòng học phải lắp đặt dây cáp.

6. Lựa chọn máy chiếu theo công nghệ

Hiện nay, có 2 loại công nghệ phổ biến cho máy chiếu là DLP và LCD, mỗi loại sẽ phù hợp với môi trường học và ngân sách khác nhau, cụ thể: 

Công nghệ DLP Công nghệ LCD
Đặc điểm Đây là công nghệ sử dụng hàng nghìn vi gương, mỗi vi gương ứng với một điểm ảnh, giúp phản chiếu và hiển thị hình ảnh.  Hình ảnh sẽ được tổng hợp dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lam và xanh lá, được dẫn qua 3 tấm LCD độc lập và hiển thị hình ảnh. 
Ưu điểm
  • Hiển thị video mượt mà hơn.
  • Có hệ số tương phản cao.
  • Thiết kế gọn nhẹ, dễ di chuyển.
  • Hình ảnh sáng hơn máy dùng DLP cùng công suất.
  • Có độ bão hòa cao hơn.
  • Cho hình ảnh sắc nét hơn. 
Nhược điểm
  • Độ bão hòa thấp hơn so với công nghệ LCD.
  • Một số máy đời cũ thường xuất hiện vệt sáng lóe lên theo sau vật sáng trong video. 
  • Hình ảnh trong video có thể bị vỡ.
  • Thiết kế nhiều bộ phận, khó khăn khi di chuyển.
  • Tấm kính dễ hỏng, thay thế tốn nhiều chi phí. 
Môi trường lắp đặt phù hợp  Các lớp mẫu giáo, tiểu học vì có thể chiếu video sinh động, mượt mà.  Mọi cấp học vì có thể xử lý hình ảnh tốt. 

Trên đây là 6 yếu tố hướng dẫn cách chọn mua máy chiếu trong giảng dạy, cơ sở giáo dục có thể tìm đến các nhà phân phối, sản xuất máy chiếu để được tư vấn chuyên môn hơn. 

Nếu bạn quan tâm đến việc chọn máy chiếu, hoặc có nhu cầu được tư vấn về các loại máy chiếu của ViewSonic, hãy liên hệ với website ViewSonic hoặc Fanpage ViewSonic Classroom VietNam ngay nhé! 

Có thể bạn chưa biết: 

TAGS