ViewSonic Library > Giáo dục > Mô hình giáo dục thông minh: Khái niệm, ưu điểm vượt trội 

Mô hình giáo dục thông minh: Khái niệm, ưu điểm vượt trội 

Mô hình giáo dục thông minh ra đời nhằm khắc phục các hạn chế của mô hình truyền thống như truyền đạt thông tin 1 chiều, hạn chế về tương tác, không phát triển tư duy phản biện,… Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm và các ưu điểm vượt trội của mô hình giáo dục thông minh.

1. Mô hình giáo dục thông minh là gì?

Để người đọc hiểu rõ hơn, bài viết sẽ đề cập đến khái niệm giáo dục thông minh trước khi đi vào phân tích về mô hình.

Định nghĩa của giáo dục thông minh (Smart Education)

Một điểm thú vị là từ Smart trong Smart Education được nhiều nhà giáo dục phân tích thành viết tắt của 5 từ, là:

  • S (Self-directed là Tự định hướng): Người học có thể tham gia các lớp học trực tuyến hoặc xem lại bài giảng dễ dàng. Họ đồng thời có thể truy cập kho tài liệu của giáo viên hoặc thư viện trường qua điện toán đám mây. Qua đó người học có thể học bất cứ kiến thức nào mình hứng thú.
  • M (Motivated là Có động cơ): Cơ sở giáo dục sẽ xây dựng các hệ thống đánh giá kiến thức trực tuyến, đồng thời cho phép người học đánh giá về khả năng giảng dạy của giảng viên. Vì vậy người học có thể chủ động kiểm tra các lỗ hổng kiến thức của mình và góp ý để giảng viên cải thiện hoặc thay đổi cách giảng.
  • A (Adaptive là Có khả năng tương thích): Giáo dục thông minh sẽ tương thích với sự phát triển của thời đại, người học có thể làm quen với công nghệ từ sớm. Ngoài ra còn được rèn luyện những khả năng vô cùng cần thiết cho thời đại 4.0 là khả năng tìm kiếm thông tin, phản biện và làm việc với các con số.
  • R (Resource enriched là Có nguồn học liệu phong phú): Nguồn học liệu khổng lồ từ Internet sẽ hỗ trợ người học rất nhiều trong việc học và ứng dụng. Người dạy còn có thể soạn trước nội dung để người học theo dõi, không cần tốn quá nhiều thời gian để chép bài như cách học truyền thống.
  • T (Technology embedded là Có áp dụng công nghệ): Công nghệ giúp tạo ra các bài học sinh động, hấp dẫn, tăng cơ hội giao lưu, trao đổi và thực hành. Người học vừa hiểu được kiến thức chuyên môn vừa có thể trau dồi nhiều kỹ năng mềm như phản biện, khả năng tương tác,…

Có thể thấy, giáo dục thông minh là hướng đào tạo có ứng dụng công nghệ trong lớp học. Lấy mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng người học và tăng cường rèn luyện kỹ năng mềm, hướng giáo dục này có thể trang bị đầy đủ để người học sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng với nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Giáo dục thông minh sẽ sử dụng công nghệ để tạo ra các bài học sinh động

Giáo dục thông minh sẽ sử dụng công nghệ để tạo ra các bài học sinh động, tăng cơ hội giao lưu cho người học.

Bạn phải xem ngay: Hiểu đúng 6 lợi ích công nghệ trong lớp học – Xu hướng giáo dục tương lai, dẫn đầu xu thế của thế giới

Định nghĩa mô hình giáo dục thông minh

Mô hình giáo dục thông minh là một cấu trúc khoa học để phát huy tối đa tiềm năng của giáo dục thông minh. Mô hình này sẽ ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ, giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người học – người dạy – môi trường.

Một mô hình giáo dục thông minh được chia thành 2 phần:

  • Phần mềm: Bao gồm các hệ thống quản lý, thư viện học liệu,  tài nguyên kiến thức trên Internet, các kênh chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội, YouTube,…
  • Phần cứng: Bao gồm các trang thiết bị hiện đại trong lớp học như màn hình tương tác thông minh, máy chiếu thường hay máy chiếu tương tác, máy vi tính, hệ thống âm thanh, hệ thống camera, bục giảng thông minh,…

Các thiết bị, phần mềm này sẽ cung cấp trải nghiệm học mới mẻ và sinh động, ngoài ra còn thuận tiện để người học học online hay offline. Nhờ đó tăng tính linh hoạt và cá nhân hóa, tạo điều kiện để giáo dục không gián đoạn và nâng cao hiệu quả học tập.

Mô hình giáo dục thông

Mô hình giáo dục thông minh bao gồm phần cứng là các thiết bị hiện đại và phần mềm hỗ trợ.

Tham khảo ngay: Lớp học thông minh cần gì – 6 thiết bị quan trọng PHẢI CÓ

2. So sánh mô hình giáo dục thông minh với truyền thống

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp người đọc đánh giá khách quan về cả 2 mô hình giáo dục hiện nay.

Tiêu chí Mô hình giáo dục truyền thống Mô hình giáo dục thông minh
Tính linh hoạt
  • Tính linh hoạt thấp vì người học phải đi theo một khung chương trình cố định, bắt buộc.
  • Địa điểm học là lớp học truyền thống.
  • Tính linh hoạt cao vì cho phép người học học tập linh hoạt theo tốc độ của cá nhân họ.
  • Có thể xem lại video bài giảng bất cứ lúc nào.
  • Có thể trao đổi thắc mắc với người dạy.
  • Có thể lựa chọn địa điểm học theo mong muốn (ở nhà, quán cafe,…)
Chi phí học Học phí, chi phí đi lại, thuê trọ nếu học xa nhà Người học có thể học tại nhà, giảm gánh nặng tài chính
Vai trò người dạy Người giảng dạy, chủ yếu là người truyền đạt kiến thức Người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh chủ động học tập
Phương pháp học tập Cố định, khuôn mẫu Có thể tự do phát huy tiềm năng và cá tính
Độ tương tác Tương đối thấp, do trao đổi thường chỉ diễn ra một chiều Cao, do môi trường năng động kích thích người học chủ động
Tối ưu hóa thời gian học
  • Người học mất nhiều thời gian ghi chép bài giảng.
  • Người dạy mất nhiều thời gian để viết bảng.
Không cần mất thời gian viết bài vì tài liệu có thể được tải lên điện toán đám mây.

Qua bảng so sánh trên, có thể thấy mô hình giáo dục thông minh khắc phục được phần lớn hạn chế của giáo dục truyền thống. Đại dịch Covid-19 đã chứng minh được hiệu quả của mô hình giáo dục này.

3. Ví dụ thực tiễn về mô hình giáo dục thông minh

Những ví dụ thực tiễn kèm theo video dưới đây sẽ giúp người đọc hình dung được mô hình giáo dục thông minh sẽ mang đến những tác dụng như thế nào.

3.1 Ví dụ về Trường Trung Học Schloß Heessen (Đức)

Các giáo viên của ngôi trường rất hài lòng với lớp học được trang bị màn hình tương tác thông minh và phần mềm Whiteboard – điển hình của một mô hình giáo dục thông minh hiện nay. Cùng tìm hiểu những lợi ích mô hình này mang lại nhé!

Khó khăn trường gặp phải

  • Mỗi khi cần sửa bài thì sẽ phải chép lại lỗi sai đó và chỉnh sửa trên bảng đen, gây mất thời gian.
  • Khó khăn khi vẽ hình trên bảng, hình được vẽ thường không đúng tỷ lệ và hoàn toàn không thể xoay được nhiều góc độ, có thể khiến người học khó hình dung.
  • Cần nhiều thiết bị như laptop, loa, đĩa CD,… để giảng dạy.
  • Tốn nhiều thời gian chết mỗi khi thay đổi hay lắp đặt thiết bị, cập nhật phần mềm,…
  • Người học dễ bị xao nhãng, mất tập trung hoặc không hứng thú với bài giảng.
  • Vấn đề an toàn thông tin của người học khi sử dụng tài liệu trên Internet.
Trường Trung học Schloß Heessen tại Đức

Trường Trung học Schloß Heessen tại Đức đã từng gặp phải nhiều vấn đề với mô hình giáo dục truyền thống.

Hướng giải quyết

Trang bị màn hình tương tác thông minh và hệ sinh thái giáo dục myViewBoard, đồng thời tổ chức hướng dẫn người học và người dạy sử dụng những công cụ học tập này.

Kết quả

  • Có thể chụp lại bài tập của người học, sau đó kết nối với màn hình tương tác và trực tiếp sửa bài để cả lớp cùng xem.
  • Dùng được phần mềm Geogebra để xây dựng các hình khối 3D theo phương trình hàm số, xây dựng hệ quy chiếu,… để người học dễ dàng hình dung hơn.
  • Màn hình tương tác thông minh có thể tạo môi trường sinh động, với âm thanh và hình ảnh chất lượng. Vì vậy người dạy không cần chuẩn bị quá nhiều công cụ như trước.
  • Người học đã hứng thú và chủ động hơn trước kia rất nhiều.
  • Hệ sinh thái myViewBoard đảm bảo thông tin người dùng sẽ được bảo mật, mặt khác tài nguyên trên nền tảng đã được lọc, hoàn toàn phù hợp với giáo dục.

Bạn có thể xem các thầy cô và học sinh của trường Schloß Heessen đã đánh giá gì về những cải tiến thông minh này trong video dưới đây.

Chuyển đổi số trong dạy và học tại Trường Trung Học Schloß Heessen (Đức)

3.2 Ví dụ về Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tham gia chuyển đổi sang mô hình giáo dục thông minh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển đổi từ giáo dục truyền thống sang giáo dục thông minh nhờ sự hỗ trợ của ViewSonic và Microsoft. Cụ thể như sau:

Khó khăn trường gặp phải

  • Người học khó hình dung về các hình vẽ hình học, các đồ thị hàm số trong thực tế, do đó ảnh hưởng đến khả năng tính toán và ứng dụng.
  • Người học không hiểu rõ nguyên lý, cấu tạo của các thiết bị.
  • Cần thường xuyên thay mới hoặc sửa chữa hệ thống âm thanh, máy chiếu của trường.

Hướng giải quyết

Trang bị màn hình tương tác thông minh của ViewSonic, cài đặt hệ sinh thái giáo dục myViewBoard. Ngoài ra còn tổ chức lớp bồi dưỡng “Hướng dẫn sử dụng phòng học đa phương tiện” với sự hỗ trợ của ViewSonic và Microsoft.

Kết quả

  • Màn hình tương tác có thể hoàn toàn thay thế bảng đen, máy chiếu, ngoài ra còn chèn được những hình ảnh, video sinh động, sử dụng được các phần mềm kỹ thuật như Geogebra, R Studio, Matlab,… Nhờ đó người học dễ hình dung hơn.
  • Chất lượng âm thanh của màn hình tương tác có chất lượng tốt, vì vậy có thể không cần chuẩn bị thêm loa.

4. Ứng dụng mô hình giáo dục thông minh với myViewBoard

Hệ sinh thái myViewBoard là một nền tảng thuộc ViewSonic, được tích hợp nhiều tính năng giúp phát huy tối đa tiềm năng của các trang thiết bị giáo dục thông minh. Dưới đây là một số điểm nổi bật khi ứng dụng mô hình mới kết hợp với myViewBoard.

4.1 Cách tạo bài giảng sống động, thú vị

  • Sử dụng bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard: Bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard hỗ trợ viết vẽ, chèn video và nhiều tính năng khác, cho phép nhiều người tham gia cùng lúc qua các thiết bị khác nhau, giúp người học có thể cùng tương tác dễ dàng dù đang ở xa.
  • Có thể chèn video, hình ảnh: Việc chèn video, hình ảnh sẽ giúp người học hình dung được bài học một cách trực quan, đồng thời tạo không gian thoải mái, sinh động, giúp người học tiếp thu kiến thức tối ưu.
  • Sử dụng bút AI: Bút AI có khả năng tìm kiếm hình tương tự với hình người dùng đã vẽ. Người dạy có thể dùng công cụ này để tạo không khí cho lớp học hoặc sáng tạo ra một trò chơi, giúp xây dựng tâm lý học tập vui vẻ, tích cực.
  • Thay đổi hình nền: Người dạy có thể thay đổi hình nền của bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard để phù hợp với chủ đề.
  • Có cung cấp kho bài giảng mẫu: Nếu chưa có ý tưởng rõ ràng để xây dựng bài học, người dạy có thể tham khảo kho bài giảng mẫu trên myViewBoard Originals. Tại đây, người dạy được phép sử dụng thoải mái tất cả các tài nguyên của từng bài, mỗi bài giảng đều được tạo ra 100% từ các công cụ của myViewBoard.

Tham khảo ngay video hướng dẫn dưới đây của ViewSonic Việt Nam nhé:

Tập 2: Cách trình bày bài giảng | Hướng dẫn sử dụng lớp học ảo myViewBoard CLASSROOM

4.2 Cách tổ chức các buổi tranh luận, thảo luận

  • Có chức năng chia nhóm: myViewBoard giúp người dạy chia nhóm dễ dàng chỉ bằng thao tác kéo thả. Bên cạnh đó, phần mềm cho phép gửi bài tập độc lập cho từng nhóm. Vì vậy có thể thường xuyên tổ chức các buổi làm bài nhóm, tranh luận, thảo luận dễ dàng.
  • Cho phép chia sẻ quyền truy cập để người học nêu ý kiến: Người học có thể giơ tay hoặc nhắn tin để tin phép mở micro hoặc tham gia thao tác trên bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard. Nhờ đó cho phép người học chủ động nêu ý kiến, ý tưởng của mình trước lớp.
  • Cho phép người học tự tạo bài thuyết trình sống động: Người học hoàn toàn có thể sử dụng myViewBoard để tạo ra các nội dung sáng tạo với nhiều hình ảnh, sơ đồ tư duy để minh họa cho ý tưởng của mình.
Người dạy có thể chia nhóm dễ dàng

Người dạy có thể chia nhóm dễ dàng chỉ bằng thao tác kéo thả tên của người học.

4.3 Tổ chức các lớp dạy học kết hợp

  • Giúp người học linh hoạt với lịch trình riêng: Lớp dạy kết hợp sẽ cho phép người học lựa chọn học trực tuyến hay trực tiếp, vì vậy mỗi người đều có thể lựa chọn linh hoạt sao cho phù hợp với thời gian biểu của mình.
  • Giúp người học từ xa có cảm giác như đang tham gia vào lớp: myViewBoard sẽ hiển thị nội dung học tương tự nhau cho cả 2 hình thức học. Người học từ xa hoàn toàn có thể tham gia chỉnh sửa, trả lời câu hỏi, tiến hành khảo sát, tham gia nhóm làm bài tập,… Vì vậy sẽ có cảm giác như đang được tham gia tại lớp, tránh tình trạng chán nản, mất kết nối.

Ví dụ:

Trường Đại học Chung Yuan (Đài Loan) đã ứng dụng phương pháp dạy học kết hợp với myViewBoard, kết quả nhận được là người học thích thú và giảng viên không cần thay đổi phóng cách dạy vốn có. Dưới đây là nhận xét của giảng viên và người học tại trường.

Ứng dụng giải pháp Học Tập Kết Hợp (Hybrid Learning) tại ĐH Chung Yuan

4.4 Tạo trò chơi để giải tỏa căng thẳng

  • Có thể tham khảo từ kho bài giảng mẫu của myViewBoard: Một số bài giảng trong kho bài giảng mẫu myViewBoard đều có gợi ý trò chơi, người dạy có thể tham khảo và điều chỉnh sao cho phù hợp với lớp học.
  • Giúp giải tỏa căng thẳng: Trò chơi sẽ khiến người học thoải mái tinh thần sau những giờ học dài, có thể vừa học vừa chơi, giúp người học luôn có cảm giác tích cực khi lên lớp.
  • Giúp kích thích tính cạnh tranh chủ động của người học: Những trò chơi có tính cạnh tranh sẽ kích thích sự chủ động của người học, khiến mỗi người tự nguyện tìm hiểu thêm thông tin về bài học.
  • Giúp tiếp thu bài dễ dàng: Khi tâm lý người học thoải mái và được chủ động tham gia vào trò chơi, kiến thức sẽ được ghi nhớ tốt hơn so với giảng giải thông thường.

Người đọc có thể chơi thử một trò chơi trên myViewBoard tại đây.

Xem ngay: Top 8 phần mềm soạn bài giảng tương tác hiện đại nổi tiếng hiện nay mà bất cứ giảng viên nào cũng phải biết

Mô hình giáo dục thông minh đang thể hiện được ưu thế và lợi ích đối với giáo dục hiện đại. Việc ứng dụng các nền tảng công nghệ như myViewBoard sẽ giúp người dạy dần dần chuyển đổi sang tư duy giáo dục mới.

Nếu bạn quan tâm tới mô hình giáo dục thông minh hay phần mềm bảng tương tác Whiteboard của myViewBoard, đừng ngần ngại liên hệ với những chuyên gia của ViewSonic nhé. myViewBoard đang có chương trình dùng thử tài khoản cao cấp miễn phí trong 90 ngày. Truy cập ngay và trải nghiệm thôi!

Was this article helpful?
YesNo

TAGS