ViewSonic Library > Giáo dục > Phương pháp dạy học tương tác là gì và 5 gợi ý áp dụng vào thực tiễn

Phương pháp dạy học tương tác là gì và 5 gợi ý áp dụng vào thực tiễn

Hiện nay, dạy học tương tác là phương thức giáo dục mới, được khuyến khích và ứng dụng tại nhiều trường đại học lớn trên thế giới như Harvard, Ivy League,… Vì vậy có thể nhận thấy đây là xu hướng của tương lai. 

Bài viết sẽ giúp người đọc hiểu đúng thế nào là dạy học tương tác và đưa ra gợi ý áp dụng thực tiễn, hy vọng người đọc có thể ứng dụng và nhận được nhiều lợi ích nhất từ phương pháp học này. 

1. Dạy học tương tác là gì?

Hiện nay có nhiều khái niệm về phương pháp dạy học tương tác nổi lên, tuy nhiên những nguồn uy tín và có giá trị học thuật nhất là: 

  • Theo UNESCO: Dạy học tương tác là việc giúp người học thực hành trong quá trình giáo dục bằng cách khuyến khích họ mang những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để học tập. Đồng thời hiểu mục đích học và biết cách tổ chức việc học của mình. 
  • Theo luận điểm của Jean–Marc Denommé &  Madeleine Roy: Phương pháp dạy học tương tác là tập trung trước hết vào người học và căn bản dựa trên các tác động qua lại tồn tại giữa người học – người dạy và môi trường. 

Dạy học tương tác thuộc dạy học mở, góp phần hình thành hứng thú, trách nhiệm và tính tích cực trong học tập ở người học. Đồng thời, giải pháp phòng học tương tác gắn cho người học vai trò xây dựng kế hoạch, hướng đến thực hành và hợp tác nhóm. 

Dạy học tương tác tập trung trước hết vào người học

Dạy học tương tác tập trung trước hết vào người học, đẩy mạnh tính chủ động của người học trong lớp.

2. Vai trò của phương pháp dạy học tương tác

Như vậy, có thể thấy 3 yếu tố quan trọng nhất trong giải pháp phòng học tương tác là: người học, người dạy và môi trường, vai trò cụ thể của từng yếu tố là: 

  • Vai trò của người học: Họ tham gia vào quá trình học tập tương tác để xác định tiềm năng và xây dựng kế hoạch khai thác kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ,…). 
  • Vai trò của người dạy: Đóng vai trò của một người hướng dẫn, chuyển giao tri thức, kinh nghiệm xã hội bằng cách gợi ý để người học tự tìm hiểu. Việc truyền dạy sẽ dựa trên phương pháp học của cá nhân người học.
  • Vai trò của môi trường: Là không gian do cả người học và người dạy cùng nhau tổ chức, bao gồm các phương tiện dạy học như giáo trình, video, màn hình tương tác thông minh, hệ thống âm thanh, vở viết,… 

Môi trường đóng vai trò là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục như thảo luận nhóm, thực hành dự án, tiến hành thuyết trình, khảo sát,… 

Người học tự xây dựng kế hoạch học tập

Người học sẽ dựa trên hứng thú và khả năng cá nhân để tự xây dựng kế hoạch học tập hợp lý.

Để hình dung một cách đơn giản, thì người học sẽ là chủ thể của quá trình đào tạo, người dạy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, còn môi trường là điều kiện để lớp học triển khai các phương pháp học phù hợp. 

3. Lợi ích dạy học tương tác dành cho người dạy và người học

Mô hình này đang được đẩy mạnh bởi một số trường đại học nổi tiếng thế giới như Harvard, Ivy League,… Vậy, những lợi ích mà các trường này sẽ nhận được là gì? 

3.1 Lợi ích phương pháp dạy học tương tác với người học

So với phương pháp cũ, thì với phương pháp dạy học tương tác người học sẽ cần chủ động và đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn trong việc tìm hiểu kiến thức. Để bù đắp lại, những lợi ích mà họ nhận được sẽ là: 

  • Tăng tính chủ động 

Người học sẽ cần tự xác định mình hứng thú với những kiến thức nào, theo đó chủ động tìm hiểu và trau dồi những kiến thức đó. Nhà trường và người dạy sẽ tạo điều kiện để người học có thể học theo cách mình thích, vì vậy không gây nhàm chán, tăng tính chủ động của người học.  

Người học được lựa chọn học kiến thức mà bản thân thích

Người học có thể lựa chọn học những kiến thức mà bản thân hứng thú, nhờ đó sẽ chủ động hơn.

3.2 Lợi ích phương pháp dạy học tương tác với người dạy

Người dạy sẽ tham gia vào quá trình giáo dục với vai trò là người hướng dẫn, vì vậy sẽ nhận được những lợi ích khác với lớp học truyền thống như: 

  • Tăng tính sáng tạo cho người dạy

Người dạy có thể vận dụng các ứng dụng công nghệ để chuẩn bị bài giảng, tăng tính tương tác khi giảng dạy để tạo ra buổi học sinh động, thú vị, giúp thu hút sự chú ý của người học.

Ví dụ: Người dạy có thể sử dụng kho bài giảng mẫu của myViewBoard để làm tài liệu tham khảo, từ đó thiết kế những bài học sinh động, gồm video, hình ảnh, GIF, trò chơi,… để thu hút người học.

Một bài giảng mẫu được tạo ra từ phần mềm myViewBoard sẽ có thiết kế tương tự như video dưới đây.

Global Travel: Earth Climate Zones – myViewBoard Originals 

  • Thiết kế bài giảng mang tính cá nhân hóa

Khi trở thành một người hướng dẫn, người dạy sẽ dễ dàng đồng hành và hiểu rõ người học thích hợp với phương pháp truyền tải nào. Nhờ đó có thể thiết kế bài giảng mang tính cá nhân hóa cao hơn, giúp truyền tải thông tin và kiến thức phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Việc áp dụng dạy học tương tác vào bài giảng giúp người học chủ động, thích thú và hiểu bài học của mình.

Ví dụ: Nếu lớp học có một số thành viên gặp khó khăn trong việc nghe, người dạy có thể sử dụng một số nền tảng như Caption Maker, Aegisub,… để tạo phụ đề. Nhờ đó có thể giúp người học dễ dàng tiếp thu được nội dung. 

  • Đánh giá đúng năng lực của từng học sinh

Với chương trình được thiết kế mang tính cá nhân hóa qua dạy học tương tác, người dạy có thể đánh giá khách quan hơn về năng lực và tiềm năng của mỗi người học. Bên cạnh đó, một số phần mềm hỗ trợ đánh giá mức độ tương tác của người học như myViewBoard, Pallet,… sẽ giúp người dạy có thể theo dõi độ chú ý của người học kể cả khi học trực tuyến. 

Mặt khác, nhiều nền tảng cho phép người dạy tạo ra các bài thi trực tuyến, đồng thời giúp chấm điểm trắc nghiệm nhanh chóng. Nhờ đó người dạy và người học đều có thể đưa ra và làm các bài kiểm ngay trong buổi học, giúp đánh giá mức độ tiếp thu với độ chính xác cao mà không mất nhiều thời gian. 

Chương trình học mang tính cá nhân hóa

Với chương trình học mang tính cá nhân hóa, người dạy có thể đánh giá khách quan hơn về năng lực người học.

Trên đây là những lợi ích có bản cho người học và người dạy, ngoài ra còn giúp nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục. Phương thức này sẽ hướng tới đào tạo những con người tự tin, trách nhiệm và năng động. Tiếp theo, cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm của dạy học tương tác nhé! 

4. Đặc điểm phương pháp dạy học tương tác 

Dạy học tương tác là một xu hướng mới, bao gồm các đặc điểm nổi bật như: 

4.1. Chú trọng vào xây dựng môi trường học đa phương tiện

Một lớp học trong mô hình dạy học tương tác cần sự hỗ trợ của đa phương tiện như: màn hình tương tác thông minh, máy chiếu tương tác, loa,… Nhờ đó, người học, người dạy có thể tương tác với nhau dễ dàng trong cả học trực tuyến và trực tiếp. 

Tại đây, các thiết bị cho phép chia sẻ hình ảnh, âm thanh sống động, sử dụng trực tiếp kho tài liệu từ Internet, thao tác từ xa qua các phần mềm hỗ trợ giảng dạy thông minh,… Người dạy và người học có thể chủ động học tập và trao đổi với nhau, hoặc có thể tổ chức các buổi thảo luận, tranh luận giúp đào sâu vào kiến thức đã học, đồng thời phát triển các kỹ năng giúp trình bày ý tưởng.

4.2. Hướng tới đào tạo người học chủ động, có trách nhiệm

Trong môi trường giải pháp phòng học tương tác, người học có thể tự tay tiến hành xây dựng các mô hình 3D, tham gia vào các thí nghiệm mô phỏng, các trò chơi sinh động minh họa nội dung bài,… Theo đó, người học sẽ có hứng thú và chủ động trong học tập.

Ngoài ra, dạy học tương tác khuyến khích người học làm việc, thảo luận theo nhóm, qua đó nâng cao các kỹ năng thuyết trình, xây dựng mối quan hệ. Mặt khác còn giúp người học làm quen với việc chịu trách nhiệm cho phần việc mình đã được phân công.  

 Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều hoạt động nhóm, hội thảo, thuyết trình… sẽ giúp người học cải thiện được khả năng giao tiếp, nhờ đó tự tin và chủ động hơn khi đi làm sau này. 

Người học sẽ là yếu tố quan trọng nhất

Người học sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp dạy học tương tác.

5. Ví dụ về phương pháp dạy học tương tác

5.1. Ví dụ giải pháp dạy học tương tác

Người học có thể chuẩn bị các đề tài tự chọn tùy thích, miễn là những đề tài này liên quan đến nội dung học, ví dụ đối với môn sinh học là tự trồng cây, giải phẫu ếch, làm sữa chua,… 

Trong quá trình đó, người học quay video lại rồi sử dụng để thuyết trình trước lớp, nêu rõ những kiến thức trực quan mà mình đã học được rồi tiến hành thảo luận với nhau để tăng khả năng ghi nhớ có trau dồi kỹ năng thực hành. 

Người học tự thực hành, sau đó thuyết trình

Người học tự thực hành, sau đó thuyết trình và thảo luận trên lớp để hiểu sâu hơn về bài học.

5.2. Ví dụ dạy học tương tác

Trong một lớp học có màn hình tương tác thông minh ViewBoard, người học có thể sử dụng phần mềm myViewBoard để chuẩn bị bài thuyết trình về một chủ đề hình hứng thú. Phần mềm sẽ cung cấp đầy đủ hình ảnh, video, khả năng viết, vẽ để nhấn mạnh nội dung, khả năng tìm kiếm thông tin,… để người học có thể thoải mái thuyết trình.

Đồng thời người học có thể để những người học khác tham gia thảo luận bằng cách mở lớp học trực tuyến và cho phép gửi câu hỏi trong phần mềm myViewBoard. Cuối bài thuyết trình, người học sẽ lựa chọn và giải đáp thắc mắc của bạn học, bên cạnh đó tiến hành trao đổi và nhận góp ý từ người dạy. 

Phần mềm myViewBoard

Phần mềm myViewBoard sẽ cho phép người học thoải mái thuyết trình và nhấn mạnh những nội dung chính.

Từ 2 ví dụ trên mọi người cũng đã nắm được sự tiện lợi của phương pháp dạy học tương tác, cách dậy học này hiện đang được áp dụng ở các nước Châu Âu: Anh, Pháp, Đức,….và đang dần được áp dụng tại Việt Nam vì tính ứng dụng thực tiễn cao.

6. Gợi ý 5 phương pháp dạy học tương tác áp dụng vào thực tiễn

Dạy học tương tác là một phương thức dạy học mới, tuy nhiên nhiều nơi đã áp dụng thành công, tiêu biểu tại Việt Nam là trường Đại học khai phóng Fulbright. Vì vậy người đọc chỉ cần một hướng phát triển đúng, bài viết sẽ gợi ý ngay dưới đây. 

6.1 Thực hiện bài giảng trên phần mềm bảng tương tác

Bảng tương tác (hay còn gọi là bảng trắng kỹ thuật số) là một khung bảng điện tử ảo, người dùng có thể viết, vẽ, xóa, chèn ghi chú, hình ảnh, video, GIF,… Khi sử dụng phần mềm này, người dạy và người học có thể dễ dàng soạn thảo bài giảng, nhấn mạnh khi đang thuyết trình, tạo nhóm thảo luận, tạo câu hỏi nhanh,…

Người dùng có thể tạo câu hỏi nhanh dễ dàng với phần mềm myViewBoard

6.2 Áp dụng giải pháp phòng học tương tác

Với giải pháp phòng học tương tác, người dạy và người học sẽ sở hữu điều kiện học tập tốt nhất với màn hình tương tác thông minh, hệ thống âm thanh, camera vật thể,… Từ đó giúp hình thành một lớp học thông minh, nâng cao độ tương tác và trải nghiệm âm thanh, hình ảnh trong lớp học. 

6.3 Tổ chức các buổi thảo luận

Các buổi thảo luận là những không gian để người học và người dạy trao đổi kiến thức, kỹ năng một cách thoải mái, giúp khai thác kiến thức sâu hơn và tìm ra nhiều ý tưởng thú vị, mới mẻ.

Ở những buổi thảo luận này, người học sẽ được khuyến khích nêu ra ý tưởng, chia sẻ kiến thức của mình và tích cực đặt câu hỏi để đào sâu thêm về vấn đề nhóm đang thảo luận, nhờ đó nâng cao kỹ năng phản biện và tìm kiếm thông tin. 

Để tổ chức các buổi thảo luận, tranh luận hiệu quả với phương pháp dạy học tương tác thì người dạy có thể tham khảo cách tiến hành như sau:

  • Bước 1: Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức và chủ đề thảo luận với người học, giúp người học có thời gian chuẩn bị và tìm hiểu kiến thức về chủ đề sẽ được triển khai. 
  • Bước 2: Người dạy đóng vai trò dẫn dắt hoặc chia thành các nhóm nhỏ để người học tự thảo luận với nhau. Mỗi khi có ý tưởng, ý kiến mới thì có thể ghi lại trên màn hình tương tác thông minh, bảng đen hoặc giấy. 
  • Bước 3: Để mỗi nhóm trình bày ý tưởng chính và khuyến khích các nhóm khác đặt câu hỏi.
  • Bước 4: Người dạy tổng kết, đưa hướng kết luận đúng đắn và tài liệu tham khảo thêm để người học tiếp tục tự học. 
Chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận

Người dạy có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận, sau đó trình bày ý tưởng với lớp.

6.4 Thuyết trình, tranh luận

Giải pháp phòng học tương tác trong thuyết trình, tranh luận giúp người học làm quen với việc trình bày ý tưởng trước đám đông, đồng thời biết cách sắp xếp câu từ mạch lạc, giúp người nghe dễ dàng hiểu được nhất. 

Những buổi thuyết trình, thảo luận này chủ yếu sẽ do người học chuẩn bị và trình bày, vì vậy sẽ kích thích khả năng sáng tạo, đồng thời giúp người học chủ động tìm hiểu sâu hơn vào nội dung bài, từ đó hiểu rõ bài học hơn. 

Một buổi thuyết trình, tranh luận có hiệu quả với giải pháp phòng học tương tác hay không phụ thuộc rất lớn vào người học, vì vậy những điều mà người dạy cần hỗ trợ là:

  • Bước 1: Giúp người học hiểu được mục tiêu của bài thuyết trình là gì, sau đó xác định đối tượng hướng đến, lập dàn ý sơ lược, xác định địa điểm thuyết trình và học cách sử dụng các thiết bị tương tác (nếu có).
  • Bước 2: Khuyến khích người học tập luyện trước, chú ý vào cách phát âm, diễn đạt câu từ và ngôn ngữ hình thể khi thuyết trình.
  • Bước 3: Sau bài thuyết trình cần tổng kết và đánh giá ưu nhược điểm của người học, đồng thời đưa ra một số phương hướng để cải thiện và tài liệu tham khảo (nếu có) để giúp người học tiến bộ hơn. 
Người dạy cần khuyến khích người học đặt câu hỏi

Người dạy cần khuyến khích người học đặt câu hỏi trong những buổi thuyết trình, tranh luận.

Lưu ý: Buổi thuyết trình sẽ sinh động, thú vị và phát huy sức sáng tạo hơn nhiều nếu người dùng sử dụng các phần mềm bảng tương tác, đặc biệt khi kết hợp với màn hình tương tác trong lớp học. 

Chẳng hạn như nếu chuẩn bị bài thuyết trình và luyện tập trước trên phần mềm myViewBoard, người học có thể tham khảo kho bài giảng mẫu khổng lồ trên đây. Ngoài ra có thể chèn trước video, hình ảnh minh họa, GIF, khối 3D,… để phục vụ tốt hơn cho việc thuyết trình. 

Hơn thế nữa, khi những ứng dụng này được sử dụng trên màn hình tương tác thông minh ViewSonic sẽ đem đến trải nghiệm hình ảnh sắc nét, độ phân giải lên đến 4K, được tích hợp âm thanh và hình ảnh giúp buổi học sinh động hơn. Đồng thời người học có thể dễ dàng thao tác trên màn hình hoặc thao tác cùng lúc với nhiều người khác, tăng tính tương tác của buổi học. 

Kết hợp phần mềm myViewBoard và màn hình tương tác ViewSonic

Kết hợp phần mềm myViewBoard và màn hình tương tác ViewSonic sẽ mang đến trải nghiệm sinh động hơn.

6.5 Thực hành thực tế

Thực hành thực tế giúp người học hiểu rõ và ứng dụng được kiến thức đã học để giải quyết hợp lý các vấn đề tự nhiên, xã hội. Bên cạnh đó, những buổi thực hành có thể khơi gợi hứng thú của người học, họ sẽ là chủ thể trong buổi thực hành và được tự tay trải nghiệm cách ứng dụng kiến thức đã học trong thực tế.

Để tổ chức một buổi thực hành hiệu quả, người dạy cần đảm bảo các lưu ý sau:

  • Đã chuẩn bị trang thiết bị đầy đủ cho buổi thực hành, ngoài ra người dạy cần hướng dẫn rõ ràng cách dùng những thiết bị đó và một số lưu ý để không gây hỏng hóc. 
  • Theo dõi tiến trình thực hành của người học để chỉnh sửa thao tác, đưa ra gợi ý giúp người học nhận thức đúng nội dung bài.
  • Thu bản báo cáo thực hành của người học, đánh giá và gửi lại để người học rút kinh nghiệm cho những lần thực hành sau.  
Ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề tự nhiên, xã hội

Người học có thể ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề tự nhiên, xã hội trong buổi thực hành.

Dạy học tương tác là phương pháp giáo dục được đánh giá cao vì giúp tăng tính tương tác, cải thiện kỹ năng mềm, làm việc nhóm,… nâng cao chất lượng đầu ra của người học. Nếu bạn đang bắt đầu quan tâm tới dạy học tương tác để ứng dụng vào công việc giảng dạy của mình và cần có thêm lời khuyên từ chuyên gia, đừng ngần ngại liên hệ với ViewSonic nhé!

Có thể bạn chưa biết: 

Was this article helpful?
YesNo

TAGS