ViewSonic Library > Giáo dục > THỂ THAO ĐIỆN TỬ > Công nghệ giảm độ nhòe chuyển động (ULMB) là gì?

Công nghệ giảm độ nhòe chuyển động (ULMB) là gì?

Nếu như là một người quan tâm tới màn hình máy tính cao cấp, thì chắc hẳn gần đây bạn cũng đã bắt gặp một công nghệ mới ra mắt bởi Nvidia có tên là ULMB (Ultra Low Motion Blur) hay Độ Nhòe Chuyển Động Cực Thấp. Vậy công nghệ này là gì, và nó có ý nghĩa cũng như ảnh hưởng tới hiệu năng khi chơi game của một chiếc mành hình như thế nào?

Trước hết cần phải trả lời câu hỏi ‘’ULMB là gì?’’. Việc này khá quan trọng, khi đây là một công nghệ hoàn toàn mới được cung cấp bởi Nvidia. Trên thị trường hiện nay, có quá nhiều các loại công nghệ hay tính năng mà được các hãng màn hình trang bị và quảng bá trên các sản phẩm của họ, khiến cho người dùng khó khăn trong việc tìm ra đâu là tính năng thật sự cần thiết cho nhu cầu của mình. Mặc dù chính bản thân tên của ULMB đã phần nào giải thích chức năng và tác dụng của nó, nhưng có thể bạn sẽ chưa thực sự hiểu cơ chế hoạt động của nó cũng như những lợi ích mà nó mang lại.

Vậy thì hãy cùng ViewSonic đi tìm hiểu về ‘’ULMB’’ trong bài viết này nhé!

ULMB là gì?

Như đã đề cập bên trên, ULMB là viết tắt của ‘’Ultra Low Motion Blur’’ – Độ nhòe chuyển động cực thấp, là một công nghệ được phát triển bởi Nvidia, chủ yếu để giảm hiện tượng nhòe chuyển động trên màn hình. Công nghệ này được trang bị trên một số màn hình máy tính có tính năng G-Sync và hoạt động bằng cách đồng bộ tốc độ nháy của đèn nền (Backlight) màn hình với tần số quét (Refresh Rate).

ULMB hiện có thể được sử dụng với màn hình có tần số quét là 85, 100, 120 hoặc 144 Hz. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tối ưu, thì tốc độ khung hình trên giây (FPS) tối thiểu của bạn nên lớn hơn hoặc bằng 120 khung hình/giây, cũng như tốc độ khung hình tối thiểu của bạn phải bằng với tần số quét. Tức là nếu tần số quét của bạn là 120 Hz, tốc độ khung hình tối thiểu của bạn phải là 120 khung hình/giây, v.v. để có thể đạt được hiệu năng tối đa.

Mặc dù ULMB và G-Sync đều là công nghệ của Nvidia, nhưng cần lưu ý rằng cả hai không thể được sử dụng cùng một lúc. Chính vì lí do đó, mà bạn cần cân nhắc để sử dụng công nghệ nào phù hợp nhất với mục đích của mình.

What is ULMB - What to use

Vậy khi nào bạn nên sử dụng ULMB?

Đầu tiên, một điểm yếu không thể bỏ qua của công nghệ này, đó chính là việc nó sẽ hi sinh chất lượng hình ảnh hiển thị để đổi lấy một độ mờ chuyển động cực thấp. Mặc dù việc giảm chất lượng hiển thị này không phải quá rõ rệt, nhưng nó sẽ không phù hợp cho người dùng yêu cầu một chất lượng hiển thị cao nhất. Thay vào đó, ULMB được sử dụng tốt nhất khi bạn cần ưu tiên giảm hiện tượng bóng mờ của hình ảnh chuyển động.

Một ví dụ điển hình cho trường hợp bạn nên sử dụng ULMB, đó chính là khi chơi những tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS). Game thủ FPS luôn yêu cầu chuyển động của đối tượng hiển thị phải là cực kì chính xác để có thể thực hiện những thao tác ngắm bắn chuẩn xác. Một trong những yếu tố cản trở điều này chính là hiện tượng bóng mở cùa đối tượng chuyển động, nó đồng nghĩa với việc, nếu bạn hạn chế được hiện tượng này thì thành tích cũng như hiệu năng của bạn sẽ được cản thiện. Chính điều này đã khiến cho ULMB là một tính năng gần như không thể thiếu trên các màn hình chuyên game chất lượng cao. Tuy nhiên, công nghệ này cũng cần một số điều kiện nhất định để có thể hoạt động hiệu quả.

Như đã đề cập bên trên, để tối ưu hiệu quả của công nghệ này, bạn cần một chỉ số khung hình trên giây tương đối cao (~120FPS), thêm vào đó ULMB còn cần sự ổn định của chỉ số này. Nếu như cấu hình máy tính của bạn không đáp ứng được hai yếu tố trên, thì ULMB trên bất kì màn hình cao cấp nào cũng không thể phát huy tác dụng tối đa. Và đó sẽ là lúc bạn cần phải nâng cấp VGA và CPU để đáp ứng được yêu cầu đó.

ULMB - Best games for ULMB

Tổng kết

Cuối cùng thì mục đích chính của công nghệ ULMB là giữ cho hiện tượng nhòe của chuyển động ở mức tối thiểu, vì vậy nó là một công nghệ hữu ích cho những tình huống mà ưu tiên độ chính xác chuyển động của đối tượng, chẳng hạn như chơi game chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, có hai điều quan trọng mà bạn cần lưu ý đó chính là nó sẽ cùng lúc với G-Sync. Nếu như cấu hình máy tính của bạn không thể cung cấp được một tốc độ khung hình trên giây cao và ổn định, thì G-Sync vẫn là sự lựa chọn tối ưu hơn ULMB cho trải nghiệm game!