ViewSonic Library > Công việc sáng tạo > Chỉnh sửa Video > Tốc độ phản hồi của màn hình là gì?

Tốc độ phản hồi của màn hình là gì?

Tốc độ phản hồi, tốc độ khung hình và tần số quét – những thông số trên là gì? Những thông số trên là những yếu tố chúng ta cần xác định để chọn một chiếc màn hình phù hợp. Tốc độ phản hồi chỉ là một trong nhiều tính năng bạn cần để ý.

Trên đây là một vài tóm tắt về các thông số màn hình của chúng tôi, ViewSonic hy vọng sẽ giúp việc lựa chọn màn hình mới của bạn trở nên dễ dàng và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của bạn. Hoặc tìm hiểu thêm về màn hình chơi game ViewSonic Elite tại đây.

Cùng tiếp tục tìm hiểu về tốc độ phản hồi của màn hình và cách nó có thể thay đổi trải nghiệm hình ảnh trên màn hình của bạn.

Tốc độ phản hồi có thể là một trong những thông số phức tạp nhất để tìm hiểu của màn hình. Đơn giản vì đây là một trong những thông số mà trước đây ít nhà sản xuất màn hình công bố, từ lúc những chiếc màn hình gaming đầu tiên được công bố thì nó được tiếp cận nhiều hơn đến người dùng. Tốc độ phản hồi liên quan đến thời gian chuyển đổi màu sắc của một điểm ảnh trên màn hình.

Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc màn hình chơi game hoặc cần hiển thị những hình ảnh có tốc độ chuyển đổi cao, thì tốc độ phản hồi sẽ rất quan trọng đối với bạn.

Tốc độ phản hồi của màn hình là gì?

Tốc độ phản hồi của màn hình là thời gian cần thiết để một điểm ảnh chuyển từ màu này sang màu khác. Tốc độ này thường được đo bằng thời gian cần thiết để chuyển từ màu đen sang màu trắng rồi lại sang màu đen được biểu thị bằng mili giây (ms). Tuy nhiên, cũng có trường hợp đo bằng thời gian chuyển đổi từ màu xám sang xám (GtG) và thậm chí đôi khi chỉ có màu đen sang trắng.

Thông thường, 10ms là mức trung bình cho đen sang trắng sang đen. Nhưng tốc độ phản hồi càng ít thì khả năng hiển thị hình ảnh chuyển động càng tốt. Tuy nhiên, một số tấm nền sẽ có tốc độ phản hồi ưu việt hơn tấm nền khác, với tấm nền TN truyền thống phản hồi nhanh hơn nhiều so với tấm nền IPS. Nhưng gần đây câu chuyện này đang thay đổi, đặc biệt là với nano IPS.

what is response time for monitors - what is response time

Black to White to Black

Black to white to black (Đen sang trắng sang đen) ám chỉ tốc độ phản hồi tiêu chuẩn. Các phương pháp đo từ đen sang trắng sang đen bằng cách xác định thời gian từ trạng thái hoạt động hoàn toàn (màu trắng) đến trạng thái không hoạt động (màu đen) hoạt động trở lại. Với phương pháp đo tốc độ này, bạn có thể xác định một điểm ảnh mất bao lâu để thay đổi màu sắc.

Tốc độ phản hồi từ đen sang trắng sang đen thường cao hơn, nghĩa là chúng chuyển đổi chậm hơn. Phương pháp đo tốc độ phản hồi này phù hợp hơn với người dùng máy tính hàng ngày, những người quan tâm nhiều hơn đến hiệu năng thực sự của màn hình.

Gray-to-Gray (GtG)

Phương pháp đo Gray-to-gray (GtG) được gọi là chuyển màu ở giữa, nghĩa là các điểm ảnh này không tắt hẳn, mà vẫn còn hoạt động. LCD GtGs có khoảng 256 cấp độ chuyển màu xám. Tốc độ phản hồi từ xám sang xám nhanh hơn nhiều và rất phù hợp cho những người quan tâm đến trải nghiệm chơi game.

Các bạn cũng cần lưu ý cách chúng được đo lường. Trong khi Black to white to black là tổng thời gian chuyển đổi, thì Gray-to-gray được đo bằng cách thực hiện nhiều phép đo thời gian đã chọn rồi lấy giá trị trung bình. Đây là tổng thời gian tính bằng mili giây để một điểm ảnh đổi màu.

Màu sắc được tạo ra như thế nào?

Màn hình LCD thường có ba điểm ảnh con trên mỗi điểm ảnh chính. Và màn hình có thể có đến hàng triệu điểm ảnh (màn hình 4K chứa khoảng 8,3 triệu điểm ảnh). Mỗi trong số ba điểm ảnh con này có các ánh sáng đỏ, lục và lam bên trong chúng. Bằng cách thay đổi các phần hoạt động và không hoạt động của ba pixel phụ này, bạn có thể tạo ra các màu khác nhau.

what is response time for monitors - types of response measurement

Độ trễ là gì?

Độ trễ là một thông số mà bạn có thể thấy khi nghiên cứu về tốc độ phản hồi. Một số người có thể nhầm lẫn giữa hai thông số này vì cả hai đều liên quan đến thời gian và sử dụng mili giây nhưng có sự khác biệt. Độ trễ đề cập đến dữ liệu đang chờ phản hồi, không phải thời gian chuyển màu. Thời gian phản hồi cũng có thể bị nhầm lẫn với các thông số khác như độ trễ đầu vào (Input Lag).

Tần số quét và Tốc độ khung hình khác gì nhau?

Một số thông số khác mà bạn có thể đã được nghe qua là tần số quét và tốc độ khung hình. Điều quan trọng cần lưu ý là những thông số này khá khác nhau nhưng dễ bị nhầm lẫn.

Tần số quét là số lần màn hình của bạn có thể hiển thị hình ảnh mới mỗi giây. Điều này được đo bằng hertz (Hz). Hertz càng cao, hình ảnh càng mượt mà. Tần số quét mới có liên quan trực tiếp đến màn hình hoặc phần cứng hiển thị.

Tuy nhiên, tần số quét và tốc độ khung hình phải song hành cùng nhau thì mới cho ra trải nghiệm chơi game tốt nhất.

Tốc độ khung hình là tốc độ hiển thị những hình ảnh đó. Điều này được đo bằng khung hình mỗi giây (khung hình/giây). Mỗi hình ảnh được hiển thị đại diện cho một khung hình và tốc độ chuyển động nhanh giữa chúng do đó tạo ra những gì bạn nhìn thấy trên màn hình. Vì vậy, nếu bạn thấy 30 khung hình/giây, có nghĩa là có 30 hình ảnh tĩnh riêng biệt mà màn hình của bạn đang chuyển hiển thị.

Tốc độ khung hình không phụ thuộc vào màn hình của bạn mà phụ thuộc vào sự kết hợp của phần mềm, card đồ họa và vi xử lý (CPU).

LB0179

Kiểm tra tốc độ phản hồi

Khi nói đến tốc độ phản hồi, phải thừa nhận rằng định nghĩa của nó khá phức tạp đối với người dùng. Ngay cả một số kỹ thuật viên cũng có thể nhầm nhẫn khái niệm này. Tuy nhiên, có một số tài liệu thú vị giúp bạn hiểu rõ hơn về tốc độ phản hồi.

Kiểm tra tốc độ phản hồi là công cụ hữu ích để bạn có thể kiểm tra tốc độ phản hồi của màn hình. Chúng đặc biệt hữu ích cho các màn hình sử dụng tốc độ phản hồi từ gray-to-gray vì nó phù hợp hơn cho video và chuyển động. Những thử nghiệm này sẽ cho bạn thấy cái gọi là tốc độ phản hồi hình ảnh chuyển động (MPRT).

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực quay phim và muốn tìm hiểu thêm về GtG và MPRT, hãy xem phần giải thích này.

Tại sao tốc độ phản hồi lại quan trọng?

Nếu bạn là người dùng thông thường, nghĩa là bạn chỉ duyệt web, mua sắm online hoặc đọc báo, thì tốc độ phản hồi không thực sự là một thông số quan trọng. Trên thực tế, ngay cả khi bạn thường xuyên sử dụng PC của mình cho những việc như xem phim hoặc video, tốc độ phản hồi vẫn có thể không phải là vấn đề lớn đối với bạn.

Nếu bạn là một video grapher, hay thậm chí hơn thế nữa, một game thủ, thì tốc độ phản hồi rất quan trọng. Có tốc độ phản hồi thấp hơn, chẳng hạn như từ 1 đến 5 ms có thể tạo ra sự khác biệt hoàn toàn cho bạn. Nó cũng cho phép chuyển động rõ ràng hơn và ít hiện tượng gọi là “bóng mờ”.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu bạn là người hay bị mỏi mắt và nhức đầu, thì màn hình có độ phản hồi cao có thể không dành cho bạn.

what is response time for monitors quick facts

Bạn có nên cân nhắc về tốc độ phản hồi tối hơn?

Nếu bạn là một game thủ hoặc video grapher, đương nhiên sẽ là có!

Ví dụ: nếu bạn chơi những tựa game esports yêu cầu tính cạnh tranh cao, thì cần có tốc độ phản hồi tốt hơn để đảm bảo bạn luôn có được những hình ảnh mới nhất và sớm nhất. Nhưng nếu bạn là người dùng hàng ngày tốc độ phản hồi có thể không phải là yếu tố số một bạn nên cân nhắc.

Nếu bạn đang tìm kiếm một màn hình tuyệt vời cho các nhu cầu đòi hỏi tốc độ phản hồi, hãy xem XG2431 của ViewSonic để phục vụ chơi game và thậm chí làm phim do tốc độ phản hồi thấp hơn cả 0,5 mili giây (GtG) và tần số quét 240Hz!