Dải Màu Là Gì?

Dải màu là tập hợp toàn bộ màu sắc mà mắt người có thể thấy được. Thế dải màu trên màn hình hiển thị là gì? Vì hầu hết màn hình hiển thị đều bị hạn chế về số màu sắc có thể tạo, mỗi thiết bị cũng phải tuân thủ một hay một số chuẩn màu giúp xác định dải màu cụ thể của thiết bị. Dù có tương đối nhiều dải màu, bạn vẫn sẽ tìm được dải màu phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Vậy là bạn đã nắm được định nghĩa của dải màu, bạn cần dải màu nào cho màn hình máy tính? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dải màu là gì? Dải màu được dùng để chỉ tập hợp màu trong phổ các màu mà mắt người nhận diện được (phổ màu khả kiến).

Hãy lấy màu sắc yêu thích của bạn làm ví dụ. Bạn thích màu đỏ-xanh lá hay xanh dương-vàng? Tất nhiên là không phải vì mắt thường không nhìn được những màu sắc này.

Dù tích cực hay tiêu cực, chúng ta đều bị giới hạn bởi phổ màu khả kiến hay dải màu mà mắt thường nhìn thấy được. Điều này vẫn đúng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, không chỉ trong tự nhiên mà cả trong những hình ảnh nhân tạo do công nghệ hiện đại tạo nên. Không có ngoại lệ nào khi xét đến chuẩn màu, từ màn hình máy tính cho đến máy tính bảng và máy chiếu.

Chúng tôi đã nói thêm chi tiết về dải màu này trong phần dưới đây và đảm bảo sau khi đọc xong, các bạn sẽ không còn vướng mắc gì. Hy vọng các bạn sẽ thích nội dung thú vị này như chúng tôi!

Tìm hiểu về dải màu

Ta đều biết dải màu chỉ phạm vi màu cụ thể mà mắt người có thể thấy được, nhưng thật ra dải màu là gì?

Hãy cân nhắc xem bạn chủ yếu để ý đến điều gì khi đi mua TV hoặc màn hình máy tính. Tất nhiên kích cỡ và chiều rộng vật lý đều quan trọng nhưng có lẽ bạn cũng chú ý đến màu sắc trong hình ảnh được trình chiếu. Các sắc đen đậm, sắc đỏ và xanh sống động và nhiều màu sắc khác. Một video về thông số kỹ thuật ấn tượng do màu sắc chi phối phản ánh thực tế theo những cách mà bạn chưa từng thấy có thể sẽ tạo nên sự khác biệt giữa người xem hàng và người mua hàng.

Hãy cẩn thận, bạn rất dễ có khả năng nhầm lẫn giữa dải màu và độ phân giải. Điều này hết sức dễ hiểu vì chất lượng màu và chất lượng tổng thể có vẻ không chỉ bổ sung mà còn có thể hoán đổi cho nhau. Trên cơ sở đó, khả năng hiển thị màu sắc được nhắc đến trên đây và mức độ khác biệt của khả năng hiển thị màu giữa các sản phẩm chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ dải màu, độ phủ màu và các chuẩn màu.

Độ phủ màu

Trong khi dải màu liên quan đến các màu sắc thực tế, độ phủ màu của sản phẩm lại chỉ khả năng tái tạo và truyền tải màu sắc từ nguồn của màu.

Để dễ hiểu hơn, hãy nghĩ đến sự khác biệt về hình ảnh giữa một chiếc máy chiếu phim hiện đại, một chiếc camera iPhone thế hệ cũ và một chiếc TV từ thập niên 1990. Cách biểu thị màu sắc của những thiết bị này hoàn toàn khác biệt, không chỉ về chiều rộng và chiều sâu mà còn liên quan đến cách tạo màu. Chính vì vậy, các chuẩn màu đã trở thành một phần nội dung trong bài viết này.

Tuy nhiên, trước khi hiểu tường tận, bạn phải hiểu được cách biểu thị dải màu ở cấp độ kỹ thuật. Được trình bày dưới dạng tam giác trên trục XYZ, điểm Y chỉ độ chói màu tối đa trong dải màu còn các điểm X và Y chỉ toàn bộ phạm vi kết tủa màu – tông màu và độ rực rỡ của màu sắc. Sau khi tính toán mọi yếu tố, kết quả cuối cùng phản ánh toàn bộ phạm vi khả năng của dải màu.

color gamut

Chuẩn màu là gì? Có các loại chuẩn màu nào?

Thông thường, đặc biệt là trong các ứng dụng thương mại, màu sắc được tạo ra bằng cách kết hợp các màu khác thay vì tạo nên màu sắc từ chính màu đó. Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố liên quan đến chi phí. Bạn hãy thử nghĩ xem thông thường, máy in tại nhà chỉ chứa các loại mực cyan, magenta, vàng và đen. Tất cả các màu khác mà bạn có thể thấy trên trang đã in là kết quả của sự kết hợp những màu gốc này.

Người ta dựa trên khuôn khổ nào để đặt ra tiêu chuẩn cho việc tạo màu, dù là qua máy in, màn hình hay camera? Câu trả lời nằm ở các chuẩn màu có liên quan trực tiếp đến các dải màu được chuẩn hóa. Trên cơ sở đó, các chuẩn màu thông dụng bao gồm sRGB, Adobe RGB, NTSC, EBU và DCI-P3.

sRGB

sRGB là chuẩn màu thông dụng nhất. Từ camera đến màn hình máy tính và TV, chắc chắn bạn đã từng gặp qua chuẩn sRGB. Dù vậy, sRGB không ngẫu nhiên mà phổ biến. Đầu vào và đầu ra của sRGB chỉ có thời gian trễ rất ngắn và/hoặc khác biệt rất nhỏ. Chính nhờ những lợi ích này, sRGB trở thành chuẩn màu phổ biến như hiện nay.

Adobe RGB

Adobe RGB là chuẩn màu được thiết kế để cạnh tranh với sRGB. Khi được thực hiện đúng cách, Adobe RGB sẽ cung cấp dải màu rộng hơn và biểu thị màu sắc chân thực hơn. Do chuẩn màu này tập trung vào chi tiết sống động nên tại thời điểm ra mắt, chuẩn màu này hơi quá tham vọng và quá tiên tiến khi xét đến các công nghệ mà nó dự định trở thành tiêu chuẩn. Khi màn hình LCD cũng như công nghệ nhiếp ảnh trở nên tiên tiến, chuẩn Adobe RGB cũng được sử dụng nhiều hơn.

DCI-P3

Trong vô vàn lựa chọn phổ biến, Hiệp hội Kỹ sư điện ảnh và Truyền hình quốc tế đã chọn ra mắt chuẩn màu riêng: DCI-P3. Chú trọng đến việc quay và trình chiếu video kỹ thuật số, DCI-P3 lựa chọn dải màu rộng hơn gần một phần tư so với dải màu của chuẩn sRGB. Xét đến nguồn gốc cấu tạo, chuẩn màu DCI-P3 tương thích với tất cả các máy chiếu kỹ thuật số thuộc lĩnh vực điện ảnh. Mặt khác, trong phạm vi tiêu dùng, DCI-P3 được sử dụng trên camera trong của iPhone X.

NTSC

Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền hình Quốc gia (NTSC) đã tạo ra chuẩn màu riêng với hi vọng NTSC sẽ trở thành tiêu chuẩn cho toàn bộ các chương trình truyền hình mới sản xuất. Chuẩn màu NTSC tương đối giống với Adobe RGB, chỉ hơi khác về quy trình tạo màu đỏ và xanh dương. Dù vẫn chưa trở thành tiêu chuẩn cho vô tuyến truyền hình, chuẩn màu NTSC đã có được chỗ đứng thích hợp trong phân khúc màn hình chuyên dụng cho chỉnh sửa video và ảnh.

EBU

Tương tự như NTSC, EBU hay Liên hiệp Phát sóng châu Âu muốn tạo ra chuẩn màu riêng. Thông thường, chuẩn màu EBU tập trung vào lĩnh vực nhiếp ảnh, chỉnh sửa video và thiết kế đồ họa. Với sự xuất hiện của dải màu rộng hơn và độ phân giải cực cao, trong đó gồm 4K, chuẩn màu EBU đã bắt đầu tìm được chỗ đứng bên ngoài thị trường thị trường ngách và được sử dụng trong những sản phẩm tiêu dùng thông dụng hơn.

color gamut

Dải màu rộng và khả năng tạo màu

Như đã nêu trước đó, phạm vi dải màu được xác định bằng vị trí của dải màu trên trục X và Z. Cho đến gần đây, dù sử dụng chuẩn màu nào, những điểm dữ liệu này cũng không thay đổi quá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về công nghệ tại thời điểm những chuẩn màu này ra đời.

Hiện nay, với sự xuất hiện của công nghệ OLED, những giới hạn về dải màu không còn nữa, từ đó dẫn đến sự ra đời của các dải màu rộng hơn. Khác với các dải màu không rộng chỉ tạo màu dựa trên việc kết hợp các màu khác, các dải màu rộng có khả năng tạo màu thuần và màu gốc.

Thành thật mà nói, kết quả của công nghệ phát triển gần đây có thể khá bất ngờ. Từ in ấn chính xác hơn đến khả năng tạo ra cả những màu sắc khó tạo nhất, điều gì cũng có thể xảy ra.